Nguồn báo cáo Công ty Chứng khoán Rồng Việt Chuyên đề Chiến lược đầu tư tháng 07/2023: Xu hướng chính đang dần thay đổi Ngày phát hành 04/07/2023 Chi tiết báo cáo Triển vọng thị trường chứng khoán tháng 7
Xu hướng chính đang dần thay đổi
Trong tháng Sáu, việc hạ lãi suất điều hành của SBV cùng với sự dịch chuyển của dòng tiền sang cổ phiếu vốn hóa lớn trước thềm mùa báo cáo KQKD Q2 đã đẩy tâm lý giao dịch của thị trường lên cao trào. Diễn biến có phần bất ngờ từ SBV đã giúp thị trường thiết lập mức đỉnh ngắn hạn mới cao hơn so mức đỉnh kỳ vọng hồi đầu tháng của chúng tôi –1.120.
Thanh khoản của TTCK tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2023
Diễn biến hạ lãi suất điều hành của SBV trong tháng Sáu đã kích thích tâm lý giao dịch của thị trường. Giá trị khớp lệnh trên HOSE tăng 56% MoM, tương đương với mức tháng 8-2022 – thời điểm các biến cố lớn và cuộc đua lãi suất huy động chưa xảy ra. Tỷ lệ giao dịch của NĐT cá nhân cũng liên tục tăng lên so với hồi Q1. Khả năng cao là các khoản tiền gửi hồi cuối năm 2022 có kỳ hạn đến 6 tháng đã đã tái đầu tư vào TTCK trong 2-3 tháng gần đây.
Bức tranh lợi nhuận Q2-2022 vẫn còn ảm đạm
Trong kịch bản cơ sở cho dự báo LN quý 2, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng toàn thị trường giảm 4% YoY.
Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận của ngành Ngân hàng, trụ cột chính của thị trường, sẽ cải thiện lên mức 10% YoY so với mức -3% YoY trong quý 1, nhờ vào sự dẫn dắt của VCB, MBB, và STB. Ngành dịch vụ tài chính nhiều khả năng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 20% YoY nhờ VHM (nền thấp cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận cao của nhóm Chứng khoán nhờ diễn thuận lợi của TTCK. Ngành CNTT và Dược phẩm vẫn là điểm sáng trong quý này với mức tăng trưởng dự báo bền bỉ từ 20%-25% YoY, dẫn dắt bởi FPT, DHG, DBD, IMP. LN ngành Dầu khí dự kiến sẽ chuyển từ lỗ của Q2-2022 sang lãi trong kỳ này. Chúng tôi cũng kỳ vọng ngành DV Tiêu dùng có diễn biến tương tự chủ yếu bởi kỳ vọng HVN bắt đầu có lãi ròng từ Q2 năm nay, trong khi sự khó khăn của nhóm bán lẻ vẫn sẽ tiếp diễn trong kỳ này.
Chiến lược đầu tư tháng 7
TTCK tháng Sáu diễn biến tích cực như kỳ vọng, mặc dù xét về mặt điểm số, VNIndex đang cho thấy ý chí muốn chinh phục vùng điểm cao hơn mức đỉnh thiết lập vào đầu năm, nhờ vào sự tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Mặc dù vậy, như quan điểm đã đưa ra trong Báo cáo Chiến lược tháng Sáu, chúng tôi cho rằng sự tích cực trên diễn ra trên nền khá nhiều thông tin hỗ trợ, trong khi bức tranh vĩ mô nhìn chung vẫn chưa có nhiều điểm tích cực. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng NĐT đã có thể tái cơ cấu danh mục thành công, với việc giảm tỷ trọng nhóm cổ phiếu có hệ số beta cao và đã liên tục tăng giá từ đầu năm mà KQKD ngắn hạn dự kiến chưa có nhiều khởi sắc. Chúng tôi tin rằng nhà đầu tư sẽ có cơ hội tích lũy trở lại những nhóm cổ phiếu này với mức giá tốt hơn trong các nhịp biến động sắp tới của thị trường.
Trong BCCL tháng Sáu, chúng tôi cũng đồng thời khuyến nghị quý NĐT tích lũy các cổ phiếu đầu ngành thuộc nhóm VN30 và VNMID cho mục tiêu đầu tư trung – dài hạn (là những cổ phiếu thuộc danh sách cổ phiếu ưa thích cho năm 2023 (Bảng 8) và đề xuất một số ý tưởng đầu tư ngắn hạn nhằm đón đầu KQKD Q2 tích cực, bao gồm Điện (HND, QTP), Ngân hàng (ACB, MBB), dệt may (STK), dầu khí (PVD), và hàng không (ACV). Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm này. Câu chuyện về KQKD Q2/2023 sẽ tiếp tục sôi động trong tháng Bảy khi các thông tin ước tính và chính thức lần lượt được công bố. Trong tháng Bảy, chúng tôi bổ sung thêm hai ý tưởng đầu tư mới, thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng, là VNM và OCB.

Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 07/2023 (VDS): Xu hướng chính đang dần thay đổi
Môi trường lãi suất thấp vẫn sẽ là trợ lực chính cho thị trường không chỉ trong tháng Bảy mà còn trong nửa cuối năm nay, khi mà các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng tới 1 năm từ thời điểm lãi suất tiền gửi đạt đỉnh hồi cuối năm 2022 sẽ dần đáo hạn và tìm kiếm các kênh đầu tư mới có lợi suất cao hơn như thị trường chứng khoán (TTCK).
Yến Nhi
Investment Advisor

"Hôm nay ai đó có thể ngồi trong bóng râm thì người đó đã trồng cây từ rất lâu rồi”