Tài chính cá nhân và bài học

Sự Tiến Hóa Trong Triết Lý Đầu Tư Của Warren Buffett

Warren Buffett đã phát triển phương pháp đầu tư qua ba giai đoạn chính, bắt đầu từ việc áp dụng triết lý đầu tư giá trị của Ben Graham, sang tìm kiếm các công ty tuyệt vời theo phương pháp của Phil Fisher, và cuối cùng tập trung vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dưới ảnh hưởng của Charlie Munger. Buffett học cách thích nghi và điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình, từ việc ưu tiên giá rẻ sang tập trung vào chất lượng và sự bền vững dài hạn. Hành trình này minh chứng cho việc khả năng thích nghi và tư duy hợp lý là chìa khóa để đầu tư thành công; và để đầu tư vào một doanh nghiệp chúng ta cần hiểu rõ những nguyên tắc: (1) Quản trị công ty, (2) Hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh, (3) Tình hình tài chính, (4) Định giá hợp lí.

06 May, 2025
144
Chia sẻ bài viết này

Cách Warren Buffett Phát Triển Phương Pháp Đầu Tư: Bài Học Cho Các Nhà Đầu Tư Hiện Đại

Warren Buffett không trở thành nhà đầu tư vĩ đại nhất thời đại chỉ bằng cách bám chặt vào một hệ thống đầu tư cứng nhắc. Ông tiến hóa theo thời gian – đó là quy luật tự nhiên và cũng là quy luật trong thế giới kinh doanh. Qua nhiều thập kỷ, Buffett đã tinh chỉnh phương pháp của mình bằng cách học hỏi từ ba nhà đầu tư chủ chốt: Ben Graham, Philip Fisher và Charlie Munger. Hành trình của ông là minh chứng rằng ngay cả những nhà đầu tư thành công nhất cũng phải liên tục thích nghi nếu muốn phát triển bền vững.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

  • Sự tiến hóa trong triết lý đầu tư của Buffett.
  • Cách bạn có thể áp dụng phương pháp này để xây dựng "triết lý đầu tư" riêng cho mình.
  • Và tại sao khả năng thích nghi lại chính là lợi thế tối thượng trong đầu tư.

1. Ben Graham: Nền Tảng Của Đầu Tư Giá Trị

Sự nghiệp của Warren Buffett bắt đầu dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, người thường được gọi là cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị. Phương pháp của Graham khá đơn giản và phù hợp với bối cảnh thời đó, khi dữ liệu tài chính chưa phổ biến rộng rãi: mua cổ phiếu đang giao dịch dưới giá trị nội tại, thường được ví như những "mẩu tàn thuốc" – các công ty bị định giá thấp đến mức chỉ một "hơi hút cuối" cũng có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Thường thì đây là các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn cả giá trị sổ sách của tài sản.

Những năm đầu sự nghiệp, Buffett hoàn toàn phản ánh triết lý của Graham. Ông tập trung vào:

  • Tìm kiếm món hời: Các cổ phiếu giao dịch thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách.
  • Biên độ an toàn (Margin of Safety): Đảm bảo khoảng cách an toàn lớn giữa giá cổ phiếu và giá trị nội tại (phần lớn là sổ sách) để bảo vệ quyết định đầu tư.
  • Tách biệt cảm xúc: Xem cổ phiếu như một phần quyền sở hữu doanh nghiệp thực sự, chứ không phải chỉ là những tờ giấy mua bán.

Chúng tôi đã tóm tắt những bài học then chốt từ cuốn sách huyền thoại của Ben Graham, "The Intelligent Investor" (Nhà Đầu Tư Thông Minh) – đây vẫn là cuốn sách về đầu tư yêu thích nhất mọi thời đại của Warren Buffett.

Finsuccess

Ở giai đoạn đầu, Buffett còn là một nhà đầu tư kiểu "hoạt động" (activist investor) đến mức có thể dạy cả những nhân vật như Bill Ackman hay Carl Icahn vài bài học. Ông mua cổ phiếu chiếm tỷ lệ kiểm soát, giành ghế trong hội đồng quản trị, rồi chia nhỏ và bán từng phần công ty, đảm bảo rằng tổng số tiền thu về cao hơn nhiều so với giá mua ban đầu.

Một trong những thương vụ thành công sớm nhất của Buffett chính là việc mua cổ phần tại một công ty dệt may đang gặp khó khăn – Berkshire Hathaway – với mức giá thấp hơn giá trị tài sản hữu hình. Đây là một nước cờ kinh điển theo phong cách Graham: bị định giá thấp, ít được quan tâm và được chiết khấu sâu. Tuy nhiên, Buffett nhanh chóng nhận ra những hạn chế của chiến lược này: dù cổ phiếu rẻ, nhưng doanh nghiệp thiếu tính bền vững dài hạn.

Cuối cùng, chính Buffett cũng rút ra bài học: Ben Graham không phải là đấng cứu thế. Graham tìm kiếm cổ phiếu bị định giá thấp, và sẵn sàng bán ra khi cổ phiếu tăng 50%. Đó chính là giả định mà Buffett muốn thách thức và vượt qua.

2. Phil Fisher: Nghệ Thuật Tìm Kiếm Những Doanh Nghiệp Tuyệt Vời

Phương pháp đầu tư của Buffett đã thay đổi khi ông tiếp cận cuốn sách "Common Stocks and Uncommon Profits" (Cổ Phiếu Thường, Lợi Nhuận Phi Thường) của Phil Fisher. Những bài học từ Fisher đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công ty tuyệt vời có tiềm năng tăng trưởng mạnh, ngay cả khi chúng không được giao dịch ở mức giá rẻ.

Những bài học then chốt từ Fisher:

  • Phương pháp "Scuttlebutt": Thu thập thông tin về một công ty bằng cách nói chuyện với nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh… của họ.
  • Tập trung vào chất lượng: Tìm kiếm những công ty có đội ngũ quản lý xuất sắc, sản phẩm đổi mới và triển vọng tăng trưởng dài hạn.
  • Nắm giữ dài hạn: Fisher tin rằng nên sở hữu doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ, chứ không chỉ vài tháng.

Được truyền cảm hứng từ Fisher, Buffett bắt đầu tìm kiếm các doanh nghiệp có chất lượng cao.

Bước chuyển mình này được thể hiện rõ ràng qua khoản đầu tư của ông vào See’s Candies, một công ty sở hữu thương hiệu mạnh và khả năng kiểm soát giá bán vượt trội.

Đối với Buffett, đây chính là bước ngoặt lớn – ông bắt đầu đặt giá trị của "chất lượng" lên trên tiêu chí "giá rẻ đơn thuần."

Finsuccess

3. Charlie Munger: Sức Mạnh Của "Hào Kinh Tế" Và Tư Duy Hợp Lý

Sự tiến hóa cuối cùng trong chiến lược đầu tư của Buffett đến từ ảnh hưởng của người bạn thân và cộng sự kinh doanh, Charlie Munger. Munger đã khuyến khích Buffett ưu tiên các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn, còn được gọi là "hào kinh tế" (economic moats).

Những bài học then chốt từ Munger:

  • Đầu tư vào các doanh nghiệp xuất sắc: Những công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) cao và lợi thế cạnh tranh bền vững.
  • Tránh đa dạng hóa chỉ để đa dạng hóa: Nên sở hữu ít doanh nghiệp hơn, nhưng là những doanh nghiệp có chất lượng cao.
  • Tư duy hợp lý: Không để truyền thống hay giáo điều chi phối các quyết định đầu tư.

Một trong những khoản đầu tư mang tính biểu tượng nhất của Buffett – Apple – đã thể hiện rõ ảnh hưởng của Munger cũng như sự tiến hóa trong tư duy đầu tư của Buffett.

Trước đây, Buffett vốn tránh xa cổ phiếu công nghệ vì cảm thấy chúng nằm ngoài "vòng tròn năng lực" của mình. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt bởi triết lý của Munger về việc tập trung vào những doanh nghiệp bền vững, Buffett đã nhận ra hệ sinh thái độc đáo và lòng trung thành mạnh mẽ của khách hàng đối với Apple như một "hào kinh tế" vượt trội. Đây đã trở thành một trong những khoản đầu tư thành công nhất của Berkshire Hathaway.

Hơn thế nữa, Apple còn là một khoản đầu tư bất đối xứng tuyệt vời mà Buffett đã thực hiện. Vào giai đoạn 2016–2017, khi Buffett bắt đầu gom mua cổ phiếu Apple, lúc đó giá trị sức mạnh thu nhập (Earnings Power Value) của Apple chỉ vào khoảng 30% – tức là thị trường gần như đã bỏ qua tiềm năng tăng trưởng của Apple và không phản ánh kỳ vọng tăng trưởng nhiều vào giá cổ phiếu. Điều này hoàn toàn khác với tình hình hiện tại: tăng trưởng của Apple đã rất hạn chế, nhưng 70% giá trị hiện nay của cổ phiếu lại dựa vào kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai.

4. Những Bài Học Rút Ra Từ Hành Trình Của Buffett

  • Khả năng thích nghi là yếu tố sống còn: Buffett không cố chấp bám vào giáo điều của Graham; ông đã tiến hóa bằng cách tích hợp thêm các nguyên lý đầu tư của Fisher và Munger.
  • Chất lượng hơn số lượng: Buffett đã chuyển trọng tâm từ việc tìm kiếm những "mẩu tàn thuốc" giá rẻ sang đầu tư vào các công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý, ưu tiên sự bền vững dài hạn.
  • Tư duy lý trí luôn chiến thắng: Khả năng của Buffett trong việc thách thức các giả định cũ của bản thân (như việc quyết định đầu tư vào Apple) cho thấy tầm quan trọng của việc luôn giữ tinh thần cởi mở để nắm bắt những cơ hội mới trên thị trường.

Finsuccess

5. Xây Dựng "Triết lý Đầu Tư" Riêng Của Bạn Giống Như Warren Buffett

Thành công của Warren Buffett – cũng như thành công trong đầu tư nói chung – nằm ở việc nói "Nói Không" phần lớn thời gian. Điều đó có nghĩa là cố gắng tìm kiếm nhiều công ty thật tốt để thành một danh mục tập trung gồm những doanh nghiệp chất lượng cao, thay vì cố gắng nhiều DN đa dạng khó quản lý trong danh mục. 

FinSuccess cũng đọc và trích ra nhiều nguyên tắc để hình thành triết lý của mình dựa vào những huyền thoại đầu tư nói trên. Trong đó Finsuccess vẫn xem “đằng sau mỗi cổ phiếu là một doanh nghiệp” để có thể đầu tư vào một cổ phiếu chúng ta cần làm rõ những nguyên tắc: 

  • Quản trị công ty 
  • Hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh 
  • Tình hình tài chính 
  • Định giá hợp lý 

Thanh Nhàn

Investment Analyst

Thanh Nhàn

"The individual investor should act consistently as an investor and not as a speculator." - Benjamin Graham

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn