Ngành triển vọng

Chuỗi giá trị ngành Đường

Chuỗi giá trị ngành đường Việt Nam cũng tương tự như ngành đường thế giới bao gồm các khâu từ trồng trọt, sản xuất mía nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đường. Mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh tế và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Chi tiết hơn hãy cùng FinSuccess tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

02 Oct, 2024
1505
Chia sẻ bài viết này

Finsuccess

1. Đầu vào

Nguyên liệu đầu vào chính của ngành đường là mía nguyên liệu và đường thô. Cụ thể:

  • Mía là nguyên liệu chính và chủ yếu nhất để sản xuất đường mía (chiếm 90%). Các vùng trồng mía nguyên liệu lớn nhất ở nước ta gồm có Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Trung và Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
  • Đường thô là nguyên liệu đầu vào tiếp theo chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia có ngành công nghiệp mía đường phát triển như Thái Lan, Brazil và Ấn Độ....Việc nhập khẩu đường từ các quốc gia này giúp Việt Nam cân bằng cung và cầu, đặc biệt là trong các thời điểm thiếu hụt đường sản xuất trong nước.

Finsuccess

Theo VSSA, niên vụ 2023/2024 cả nước có 159 ha diện tích mía thu hoạch, sản lượng mía thu hoạch đạt 10,92 triệu tấn, so với niên vụ 2022/2023 diện tích mía thu hoạch và sản lượng mía thu hoạch lần lượt đạt 112% và 113%.

2. Quá trình sản xuất đường

Hiện nay, cả nước có 25 nhà máy sản xuất đường, CSTK 122.200 tấn mía/ngày.

Quá trình sản xuất đường bắt đầu từ việc thu hoạch mía, độ tuổi mía từ 10 đến 12 tháng tuổi tại các cánh đồng. Sau khi thu hoạch mía được vận chuyển nhanh chóng đến nhà máy đường để tránh mất lượng đường do quá trình hô hấp.

Quá trình sản xuất đường tại nhà máy như sau:

  • Làm sách thân mía 

  • Ép mía

  • Làm sạch và bốc hơi nước mía

  • Nấu đường

  • Kết tinh đường

  • Sấy đường và đóng gói bao bì

Finsuccess

Nước vôi (CaO) là hoạt chất để làm sạch nước mía. Vôi được thêm vào nước mía nhằm trung hòa các axit và tạo điều kiện cho tạp chất kết tủa. Sau khi thêm vôi, nước mía được làm nóng lên để các tạp chất lắng xuống, rồi chúng được tách ra bằng phương pháp lắng hoặc lọc qua các thiết bị ly tâm. Nhờ các bước lọc này, nước mía trở nên trong sạch hơn trước khi bước vào giai đoạn cô đặc và kết tinh đường.

3. Đầu ra

Đầu ra chính của ngành đường gồm có:

  • Đường tinh luyện RS (Refined Standard): là loại đường tinh luyện tiêu chuẩn, được sản xuất qua quá trình xử lý và loại bỏ tạp chất từ đường thô (đường cát). Đây là loại đường phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, đồ uống và gia dụng.

  • Đường tinh luyện RE (Refined Sugar Extra): là loại đường tinh luyện chất lượng cao hơn, còn được gọi là đường tinh luyện cao cấp. Đây là loại đường có độ tinh khiết cao nhất, được sử dụng trong các ngành công nghiệp yêu cầu độ tinh khiết cao.

Cơ chế phân phối cho hai sản phẩm đầu ra này chủ yếu qua kênh tiêu dùng trực tiếp 45% và cho sản xuất sản phẩm công nghiệp 55%.

Ngoài ra, đầu ra của ngành có còn các phụ phẩm như:

  1. Mật mía: Đây là phần dung dịch còn lại sau khi đường đã được kết tinh. Mật mía có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất rượu hoặc cồn.

  2. Bã mía: Sau khi ép lấy nước, bã mía là phần xơ còn lại. Bã mía được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy, điện sinh khối hoặc làm phân bón.

Có thể thấy, ngành sản xuất đường mía tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và sinh thái, tận dụng hiệu quả nguyên liệu từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, hiện sản lượng đường mà nước ta sản xuất chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu tiêu thụ, cho nên vẫn còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp đường tiếp tục phát triển.

Hãy đăng ký và theo dõi các bài viết tiếp theo của FinSuccess TẠI ĐÂY nhé!

Thảo Huyên

Investment Advisor

Thảo Huyên

"Nếu muốn trở nên giàu có, hãy học cách tiết kiệm và đầu tư" - Benjamin Franklin

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn