Ngành triển vọng

Chuỗi giá trị ngành Dược Việt Nam

Chuỗi giá trị ngành Dược bắt đầu từ những nguyên liệu dược như dược phẩm hoạt tính (API) và tá dược tạo ra các loại thuốc đa dạng từ thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch,.. cho đến thuốc trị ung thư. Sự tiên tiến từ các nhà máy chất lượng cao, dây chuyền công nghệ tiên tiến và sự phát minh ra các công thức thuốc mới đã giúp sức khỏe con người trên toàn cầu "điều trị" kịp lúc, cũng như có những loại dược phẩm bảo vệ sức khỏe từ bên trong. Cùng tìm hiểu cách các doanh nghiệp ngành dược sản xuất và kinh doanh các loại dược phẩm này như thế nào cùng FinSuccess.

09 Sep, 2024
3289
Chia sẻ bài viết này

Chuỗi giá trị ngành Dược Việt Nam

1. Nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất thuốc - dược phẩm là dược phẩm hoạt tính (API), tá dược, phụ liệu và bao bì. Trong đó API quan trọng nhất vì nó quyết định các công dụng của thuốc, tuy nhiên sản lượng sử dụng tá dược cũng cao không kém thì tá dược giúp điều hòa các thành phần của thuốc và giúp cơ thể hấp thụ thuốc dễ dàng hơn.

90% API và tá dược nhập khẩu từ nước ngoài vì điều kiện thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi trồng trọt các thành phần này. 3 thị trường chính VN nhập khẩu nguyên liệu này là EU (chủ yếu là Pháp), Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc thị phần tương ứng trong 3T2024 là 13.5%, 13.4% và 9.6%.

Trong ngành dược chủ yếu có 2 loại nguyên liệu đầu vào chia ra là đông dược và tân dược. Bên cạnh dược liệu thì bao bì trong ngành dược cũng rất quan trọng, đa số Việt Nam tự sản xuất được. Tuy nhiên loại bao bì cấp 1 - tiếp xúc trực tiếp với thuốc sẽ được nhập khẩu.

2. Quy trình sản xuất

(*) Kiểm tra chất lượng nguyên liệu -> (**) Cân lô, mẻ, tiến hành sản xuất -> (***) Thành phẩm

Sau khi qua quá trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu, đưa nguyên liệu đã kiểm tra vào khu vực sản xuất, cân chính xác các lô, mẻ và tiến hành sản xuất - Đây có thể bao gồm việc trộn, pha trộn, hoặc phun sấy để tạo ra dạng cuối cùng của thuốc.. 

Quá trình này được thực hiện trong các nhà máy sản xuất. Các loại thuốc ở phân khúc tiêu chuẩn cao hơn thì cần được sản xuất ở các nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế được kiểm tra nghiêm ngặt như WHO-GMP, Japan-GMP (tương đương EU-GMP) và EU-GMP

Thống kê số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc chất lượng cao ở Việt Nam:

  • WHO-GMP 261 nhà máy
  • Japan-GMP 7 nhà máy
  • EU-GMP 15 nhà máy

Sau đó Dập viên, bao phim -> Ép vỉ, đóng lọ -> Đóng gói.

3. Đầu ra - tiêu thụ

Dược phẩm sản xuất trong nước chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ đạt đâu đó 1 tỷ USD trong khi VN có xu hướng phải bổ sung nguồn cung từ nước ngoài vì sản lượng chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu y tế trong nước.

Về phân phối trong nước: gồm 2 kênh chính là ETC - thuốc kê đơn và OTC - thuốc không kê đơn:

  • Kênh ETC: chiếm 60% tổng thị phần với 2063 cơ sở y tế và bệnh viện. Tốc độ tăng trưởng hàng năm kênh ETC khá cao khi đạt 12%/năm. Các điều kiện về già hóa dân số trong tương lai gần và mức độ chi tiêu cho dược phẩm đang thấp so với khu vực là động lực phát triển cho thị trường dược phẩm
  • Kênh OTC: chiếm 40% tổng thị phần với 57,000 nhà thuốc, đơn vị bán lẻ trên toàn quốc, dù đây là kênh truyền thống ở Việt Nam nhưng với giá trị đơn thuốc nhỏ lẻ hơn nên thị phần ít hơn so với ETC. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 8%/năm. Ở các thành phố lớn các đơn vị bán lẻ này cũng gần như hệ thống hóa hơn với các chuỗi nhà thuốc lớn là Pharmacity, Long Châu,...

Đọc thêm các chuỗi giá trị ngành khác như ngành Sữa, ngành bán lẻ ICT, ngành Nước, ngành Cá Tra, ngành Bán Lẻ,... tại ĐÂY.

Thảo Nguyên

Investment Advisor

Thảo Nguyên

"Nếu bạn không tìm được cách kiếm tiền trong khi ngủ, bạn sẽ làm việc cho tới khi chết." – Warren Buffett

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn