Cổ phiếu tiềm năng

CTG (Climbing - To - Glory): Hành trình vươn tới sự vĩ đại

CTG từ lâu đã là điểm sáng trong nhóm ngân hàng, cũng như cổ phiếu "quốc dân" của đại đa số NĐT Việt Nam. Vậy tại sao FinSuccess lại chọn CTG bên cạnh ACB hay TCB? Cùng FinSuccess tìm hiểu nhé!

25 Dec, 2023
1657
Chia sẻ bài viết này

I. Tổng quan ngân hàng CTG

Sau ACBTCB, ngôi vương ngành ngân hàng được FinSuccess lựa chọn đáng để đầu tư xướng tên CTG, một cơ hội nên cân nhắc sở hữu. 

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tên viết tắt là VietinBank, mã giao dịch CTG, một ngân hàng thương mại quốc gia Việt Nam. Năm 1988, CTG được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008 thì được cổ phần hóa và năm 2009 được niêm yết trên sàn HoSE. CTG - cơ hội đầu tư đáng xem xét với các luận điểm như sau:

  • Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt khi chuyển danh mục sang nhóm Bán lẻ
  • Bộ đệm nợ xấu vững chắc giúp hạn chế rủi ro
  • Định giá rẻ so với các NH có vốn Nhà nước trên thị thường nhưng đang có động lực rerate định giá.

Tổng quan ngân hàng Vietinbank - CTG

Tham khảo bài phân tích ACB: tại đây

Tham khảo bài phân tích TCB: tại đây

Tuy nhiên chất lượng tài sản có thể suy yếu hơn dự tính. 

Định giá hợp lý của CTG là 35,200 VNĐ/CP dựa trên kết hợp P/B mục tiêu (1.55 lần) và phương pháp RI. Mức giá mục tiêu này cho thấy đây là tín hiệu tốt để mua và nắm giữ CTG.

II. Hoạt động kinh doanh của CTG

1. Danh mục cho vay chủ yếu tập trung ở nhóm retail và SME

Chỉ khoảng 75% khoản cho vay của CTG có TSĐB, 25% còn lại bao gồm 3% vay tiêu dùng qua credit card. Nhóm KH Bán lẻ mục tiêu vẫn là đối tượng vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh (thay vì chuyển sang danh mục bán lẻ tập trung vào thẻ tín dụng và vay tiêu dùng). 

Hoạt động kinh doanh của CTG

2. Hiệu quả kinh doanh ổn định, COF dự kiến sẽ bắt đầu giảm từ quý 3

Những khoản Phát hành giấy tờ có giá (CTCG) như trái phiếu, tín phiếu,... mới của CTG trong giai đoạn lãi suất cao (Q3/22-Q1/23) kéo dài đến Q3/2023 mới review lãi suất khiến chi phí lãi giấy tờ có giá tăng cao, tuy nhiên chi phí lãi cao này sẽ giảm bớt áp lực từ Q4. Tín hiệu kỳ vọng chi phí này giảm bớt trong quý tư, giúp làm nền móng tạo sức bậc cho ngân hàng ngày vào năm 2024 khi thị trường dần ổn định và nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng.

Hoạt động kinh doanh của CTG

3. Cơ cấu thu nhập ngoài lãi: các hoạt động dịch vụ liên quan XNK tăng trưởng tốt

Mặc dù đẩy mạnh các hoạt động E-bank và cũng ghi nhận một số hiệu quả chuyển đổi người dùng, thu nhập thuần từ thanh toán của CTG không cải thiện nhiều. Bên cạnh đó VietinBank Insurance cung cấp các sản phẩm phi nhân thọ cũng không ghi nhận tăng trưởng.

Trong khi đó, các khoản phải thu khác (bao gồm thu phí hoa hồng hợp đồng bảo hiểm với Manulife, thanh toán L/C - thư tín dụng) là động lực tăng trưởng chính. Từ Quý II/2022, CTG bắt đầu ghi nhận khoản upfront fee với Manulife (hợp đồng trị giá 30 triệu USD, được phân bổ trong 6 năm, mỗi năm 5 triệu USD).

Hoạt động kinh doanh liên quan xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt

III. Cơ cấu tài sản

1. Chất lượng tài sản có suy yếu nhưng bộ đệm rủi ro duy trì ở mức cao

Trích lập dự phòng rủi ro vẫn được coi là bộ đệm giúp ngân hàng chống chịu với những cú sốc trong tương lai, dù CTG dự kiến có chất lượng tài sản suy yếu nhưng đang được "bảo vệ" bởi bộ đệm rủi ro, giúp giảm bớt tình hình căng thẳng phòng những trường hợp nợ xấu vượt quá dự kiến của ngân hàng này.

Chủ động tăng cường trích lập dự phòng sớm là cách mà các ngân hàng củng cố nguồn lực, gia cố bộ đệm để chống chọi với rủi ro tín dụng, đối với Vietinbank cũng vậy. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của CTG trong quý III/2023 đang đạt 172.44% so với tỷ lệ nợ xấu.

Cơ cấu tài sản CTG

2. Danh mục đầu tư an toàn

Danh mục chứng khoán đầu tư của CTG chủ yếu là TPCPTP TCTD (gần 170 nghìn tỷ), trong khi tỷ trọng TPDN được thu hẹp xuống còn ~0.4% danh mục cho vay (~5 nghìn tỷ).

Danh mục đầu tư của Vietinbank

IV. Định giá 

1. Định giá CTG ở mức thấp so với SOBs khác như VCB và BID nhưng có động lực để rerate

Nhìn vào bảng bên dưới, chỉ số P/B của CTG so với BID hay VCB đều thấp hơn, tuy nhiên % room sở hữu nước ngoài còn 2.58% - con số này thể hiện động lực rerate của Vietinbank, đây là tín hiệu tích cực khi room này được nới lỏng ra nhằm hút nguồn vốn nước ngoài về.

Định giá

2. Tỷ lệ floating cao là một trong những nguyên nhân khiến CTG có định giá thấp

Cả BID và VCB đều được rerate lên một mức định giá mới khi tỷ lệ floating (sở hữu ngoài SBV + Nước ngoài) được giảm xuống.

Vị thế hiện tại của CTG xứng đáng được một mức định giá cao hơn nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài của CTG quay lại mức 30%.Định giá của CTG thời điểm cuối 2023

Bằng những luận điểm FinSuccess đưa ra về cơ hội đầu tư CTG, đây là case được team quan tâm và phân tích giai đoạn này khi những tín hiệu tích cực giúp CTG trở nên sáng giá trong nhóm ngân hàng bên cạnh ACB hay TCB. Hãy theo dõi FinSuccess để cập nhật nhiều mã cổ phiếu tiềm năng nữa nhé.

Hà Anh Minh

Investment Analyst

Hà Anh Minh

Trong thị trường tài chính, nuốt nước bọt vẫn tốt hơn lau nước mắt.

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn