Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Bài 1.12: Tăng trưởng huy động là gì?

Trong việc phân tích hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố quan trọng như lãi suất, tỉ giá, chính sách tiền tệ... Cùng FinSuccess đi tìm hiểu về tăng trưởng huy động ở bài viết này nhé!

22 May, 2023
1197
Chia sẻ bài viết này

1. Khái niệm tăng trưởng huy động

Ngân hàng là định chế tài chính để kinh doanh tiền, để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng phải có vốn. Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Các nguồn vốn mà NHTM huy động được:

  • Vốn tự có
  • Nguồn tiền gửi: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
  • Nguồn đi vay: Vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác (NHTM khác), vay trên thị trường vốn.

2. Những chú ý khi phân tích

Vì nguồn huy động chính là đầu vào của các ngân hàng, và lãi suất huy động sẽ quyết định nguồn cung vốn và chi phí vốn của NHTM. Hai lãi suất cần chú ý:

  • Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất liên ngân hàng là chỉ báo quan trọng thể hiện thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nó thể hiện nguồn vốn huy động trong ngân hàng đang dồi dào hay đang giảm, nếu như lãi suất liên NH tăng có nghĩa là nguồn vốn đang bị thiếu và ngược lại.
  • Lãi suất huy động: Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Tương tự như lãi suất liên NH, lãi suất huy động cũng thế hiện tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động

Cùng FinSuccess tìm hiểu các yếu tố khác tác động thị trường tài chính ở bài viết sau nhé!

Vũ Thành Huy

Investment Analyst

Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."

Bài viết liên quan

Cùng FinSuccess
xây dựng chiến lược

tài chính vững vàng

cho tương lai

Hãy để lại thông tin, đội ngũ FinSuccess sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ bạn tốt nhất!

Họ và tên

Số điện thoại

Email

Bạn cần được tư vấn về dịch vụ nào?

Lời nhắn